Cách sửa trần thạch cao bị nứt

Cách sửa trần thạch cao bị nứt – Do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, sau một thời gian sử dụng thì trần thạch cao sẽ ít nhiều bị nứt. Cách khắc phục duy nhất chính là sửa chữa lại, càng nhanh càng tốt chứ nếu chậm trễ thì vết nứt sẽ ngày càng lan rộng, và hậu quả là toàn bộ trần nhà phải thay mới hết. Vậy nguyên nhân gây nứt là gì, sửa như thế nào mới hiệu quả ?,… thì ngay sau đây Phú Lộc sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết hơn.

Những lý do phổ biến khiến trần thạch cao bị nứt

Chất liệu bột xử lý và tấm thạch cao không tương đồng

Khi thi công, có khi người thợ đã sử dụng bột xử lý có chất lượng không tốt, không tương đồng với tấm thạch cao nên đó là nguyên nhân thường thấy nhất khi trần thạch cao bị nứt. Nguyên tắc khi làm trần bằng thạch cao là người thợ thi công phải hiểu rõ công trình và tư vấn với chủ nhà vật liệu chuẩn, giá hợp lý.

Vật liệu bột xử lý phải tương đồng với tấm thạch cao về tính chất cơ – hóa – lý. Thứ nhất là đảm bảo độ kết dính giữa hai chất liệu, thứ hai là chỉ số co giãn phải tưởng đồng để những mối nối không bị đứt gãy.

sua-tran-thach-cao-bi-nut

Xem thêm Giá thi công trần thạch cao Bắc Ninh mắc hay rẻ

Đóng khung xương không đúng quy trình, sai kỹ thuật

Nguyên nhân tiếp theo khiến trần thạch cao bị nứt đó là đi khung xương bị sai kỹ thuật cơ bản. Cụ thể:

– Khung xương khi bắn vít không đều, 1 đầu bắn chuẩn 1 đầu bắn không khít sẽ làm mất cân bằng, ảnh hưởng trực tiếp tấm thạch cao.

– Sự thiếu cân bằng trong hệ khung xương trong cao độ mặt trần tại các điểm khác nhau ở cùng cấp gây ra chênh lệch giữa đầu nối các tấm thạch cao.

– Siết ốc không chặt khi treo khung xương, qua sử dụng cũng như tác động rung lắc sẽ làm lỏng khung xương.

– Đóng đinh không chặt cũng làm cong khung, nứt các mối nối giữa các tấm thạch cao tiếp giáp.

Thợ xử lý mối nối kém

Thợ mới vào nghề, cũng như thợ làm ẩu làm cho xong để lấy tiền, thường bỏ qua những bước cơ bản nhất nhưng không kém phần quan trọng nhất. Đó là mối nối giữa 2 tấm thạch cao là phải dán băng keo, sau đó là trét bột xử lý. Nếu bỏ qua bước dán băng keo hoặc làm ngược lại trét bột trước rồi mới dán băng sẽ giảm đi sự kết dính chịu lực của mối nối, từ đó làm nứt trần.

tran-thach-cao-bi-nut

Do các yếu tố ngoại cảnh

Nhiều nơi không chu đáo, không nghĩ tới những tác động của yếu tố ngoại cảnh đến công trình, từ đó dẫn tới trần thạch cao bị nứt vỡ. Các yếu tố ngoại cảnh là:

Rò rỉ nước, độ ẩm cao

Những nơi bị thấm nước hoặc nhà ở nơi có độ ẩm cao rất dễ bị nứt trần thạch cao, do ẩm mốc và khung xương bị ẩm sẽ bị gỉ sét, làm sập trần.

Thay đổi của nhiệt độ khi tăng cao

Nhiệt độ cao cũng là yếu tố ngoại cảnh làm nứt trần thạch cao. Thi công trần thạch cao tại các công trình nhà mái tôn… nếu không có biện pháp xử lý chống nóng trong mùa hè sẽ rất dễ gây hư hỏng hệ trần. Khi nhiệt độ tăng cao, sẽ dẫn đến sự giãn nở của trần mái tôn hay các mái nhà có chất liệu dễ hấp thụ nhiệt… làm cong vênh khung xương => nứt trần.

Tác động của gió

Những công ty, nhà máy muốn sử dụng trần thạch cao thì nên lưu ý đến tác động của gió. Vì những nơi như thế thường thoáng, chịu tác động trực tiếp của thời tiết, nếu không tính toán kỹ thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Gió lớn làm tốc mái, rung lắc làm khung cong vênh dẫn tới trần bị nứt. Đơn vị thi công cần lưu ý tính toán sử dụng vật liệu chắc chắn nhất, phương án xử lý hệ trần tối ưu nhất để đảm bảo cho công trình bền vững.

Sửa chữa thi công lắp đặt trần thạch cao uy tín nhất tại Bắc Ninh, hãy liên hệ với Phú Lộc theo hotline 0385.628919 để được phục vụ một cách chu đáo nhất.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại số điện thoại. Chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn cho quý khách.

    0385628919