Trần thạch cao chìm là gì ? Những điều cần lưu ý khi làm trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm là gì ? Khi sử dụng thạch cao trong thi công nội thất, chúng ta sẽ có được một không gian xanh, sạch, tiện nghi và đẹp mắt đúng nghĩa. Thế nhưng nhiều người vẫn chưa biết thạch cao gồm mấy loại, đặc tính là gì, thi công như thế nào…. Thì ở trong bài viết này Phú Lộc sẽ giới thiệu rõ hơn về một trong hai loại thạch cao được thi công nhiều nhất ở phần trần nhà, đó là trần thạch cao chìm.

Trần thạch cao chìm là gì ?

Trần thạch cao chìm còn được gọi là trần phẳng hay trần giật cấp, là hệ trần thạch cao có hệ thống khung xương được che kín, cấu tạo từ khung xương trần chìm và tấm thạch cao. Trần thạch cao chìm giấu kín khung xương rất khéo nên nhìn sẽ không biết là trần bê tông hay thạch cao; và vì lí do này nên các gia chủ luôn lựa chọn trần thạch cao chìm trong nội thất nhà ở.

tran-thach-cao-chim
Trần thạch cao chìm

Cấu tạo của trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm có cấu tạo chi tiết như sau

Khung xương thạch cao

– Kích thước tiêu chuẩn từ 400 x 800 mm hoặc 400 x 1000 mm

-Thanh chính: gồm 2 loại là U xương cá phổ biến ở các tỉnh miền Bắc và U gai phổ biến ở các tỉnh phía Nam

– Các loại khung xương thạch cao chịu trách nhiệm định hình cho các tấm thạch cao bám vào hay còn gọi là bắn tấm thạch cao vào khung xương bằng ốc vít.

– Thanh phụ hay còn gọi là U gai được liên kết với thanh chính và tấm thạch cao, thông thường thanh phụ sẽ có quy cách tiêu chuẩn là 400 mmm

– Thanh V viền tường được liên kết với tường, khung xương và tấm thạch cao.

– Vật tư phụ dùng để liên kết hệ thông khung xương và tấm thạch cao gồm thanh ty treo khung xương, ốc vít đầu bằng tự khoan và một số vật tư phụ khác.

– Tấm thạch cao được liên kết vào khung xương tạo thành bề mặt trần thạch cao hoàn thiện, là công đoạn sau cùng của trần thạch cao chìm thô.

– Sơn bả hoàn thiện.

Trần thạch cao chìm có mấy loại ?

Trần thạch cao chìm có 2 loại:

– Trần chìm đóng phẳng chỉ sử dụng một cốt trần phẳng duy nhất, rất phổ biến ở miền Bắc. Phù hợp với mọi không gian lớn nhỏ mà vẫn đáp ứng các tiêu chí về thẩm mỹ, linh hoạt.

– Trần giật cấp được chia làm 2 loại, tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng chọn lựa loại trần phù hợp:

  • Trần chìm cấp kín: nếu quý khách hàng muốn không gian sống của mình đậm chất châu âu, vừa đơn giản lại sang trọng thì trần thạch cao chìm cấp kín là sự lựa chọn hoàn hảo.
  • Trần chìm cấp hở: dành cho những quý khách hàng muốn dùng ánh sáng đèn để tạo điểm nhấn kiến trúc. Trần chìm cấp hở cộng với ánh sáng đèn led chính là sự kết hợp tuyệt vời cho nhà ở.

So sánh giữa trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi

Trần thạch cao nổi

Là trần thạch cao sử dụng hệ khung trần nổi. Quý khách hàng sẽ thấy được khung xương thạch cao do tấm trần và khung xương thạch cao không liên kết dính với nhau, với khoảng cách 600×600. Có 2 quy cách trần thạch cao thả 600×600 và 600×1200 thường được ứng dụng rộng rãi cho những công trình trường học, siêu thị, showroom….

tran-thach-cao-noi
Trần thạch cao nổi

Ưu điểm của trần thạch cao nổi

– Tiết kiệm chi phí: việc lựa chọn trần thả phù hợp là tiết kiệm nhất so với hầu hết trần thạch cao chìm, trần gỗ, trần bê tông…

– Thi công nhanh gọn: tại các công trình đang đi vào sử dụng vẫn có thể thi công lắp đặt một cách nhanh gọn.

– Bảo hành và sửa chữa dễ dàng: vì tính tiện lợi của trần thạch cao nổi nên việc bảo hành sửa chữa chưa bao giờ là vấn đề to tát.

– Mang tính thẩm mỹ cao

– Chống cháy hiệu quả, cách âm, cách nhiệt.

Nhược điểm của trần thạch cao nổi là gì?

– Trần thạch cao nổi sử dụng khung xương thạch cao gắn với nhau bằng xương cá nên hệ trần này khá thô, không có được sự thẩm mỹ như trần thạch cao chìm.

– Sau một thời gian sử dụng, dưới tác động của thời tiết thì trần thạch cao nổi sẽ bị cong vênh và chức năng cách nhiệt cách âm bị giảm rõ rệt.

– Chia nhỏ không gian nếu diện tích ở nhỏ.

Trần thạch cao chìm

Trần thạch cao chìm (hay còn gọi là trần thạch cao giật cấp) được thi công thiết kế có từ 2 cốt trần trở lên. Có 2 loại trần thạch cao giật cấp phổ biến hiện nay là trần giật cấp hở (hắt đèn) và trần giật cấp kín. Với đặc điểm hiện đại sang trọng vốn có, nó là loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nhà ở cũng như quán cafe, cửa hàng, spa, trung tâm thương mại.

Ưu điểm của trần chìm

Mẫu trần thạch cao chìm đa dạng mẫu mã, dễ thiết kế tạo hình nên nói về độ đẹp thì hơn hẳn trần thạch cao nổi mà giá thi công ngang nhau, chỉ tính là cao hơn khi hoàn thiện thêm phần sơn bả matit.

– Thời gian thi công cơ bản là nhanh, nhưng nhanh thế nào thì còn phải xem tay nghề của thợ thi công thế nào. Nếu so với trần nổi thì có thể không nhanh bằng do trần nổi ít chi tiết hơn.

– Đáp ứng được mọi yêu cầu mà khách hàng đưa ra về mọi mặt.

Nhược điểm của trần chìm

– Giá cả cao hơn trần nổi.

– Bảo hành sửa chữa tốn kém hơn.

– Thời gian thi công lâu hơn.

Những lưu ý khi làm trần thạch cao chìm

– Quý khách nên tìm hiểu kỹ về loại trần đang muốn làm, xem xem không gian có phù hợp với loại trần đó hay không, rồi mới đi đến quyết định. Nếu quý khách đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu hãy gọi ngay cho chúng tôi theo số 0385.628919 để được tư vấn miễn phí nhé.

– Quý khách cũng nên cân nhắc yếu tố thời tiết, cảnh quan, độ ẩm… vì những yếu tố đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thạch cao sau 1 thời gian sử dụng.

– Chọn một đơn vị thi công uy tín chính là sự đảm bảo tốt nhất cho công trình. Nếu ham rẻ chọn ngay đơn vị yếu tay nghề, không có tâm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản phẩm, dẫn đến những mâu thuẫn phiền hà không đáng có.

Liên hệ ngay trần thạch cao Bắc Ninh để được báo giá tốt nhất.

Đăng ký tư vấn

Vui lòng để lại số điện thoại. Chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn cho quý khách.

    0385628919